Tại sao tuổi trẻ thì dễ ngủ, giấc ngủ lại dài, ngủ liên tục tới sáng, với người có tuổi thì giấc ngủ chập chờn, ngủ hay thức giấc, khó vào giấc ngủ… Vậy giấc ngủ sinh lý như thế nào, tại sao khi có tuổi, chất lượng, số lượng giấc ngủ giảm sút?
Tìm liểu sinh lý giấc ngủ:
Yếu tố “sinh lý” trong con người nghĩa là các hoạt động bình thường của chức năng cơ học, lý học và hóa sinh học của người hay các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể người
Về “sinh lý giấc ngủ”, Ở người trưởng thành trung bình mỗi ngày cần ngủ từ 7 đến 8 giờ. Một giấc ngủ bình thường một đêm gồm khoảng 4 đến 5 chu kỳ, mỗi chu kỳ từ 90 đến 120 phút.
Một chu kỳ giấc ngủ sinh lý:
Tùy theo độ tuổi, giấc ngủ có thể là tuần tự các giai đoạn, tỉ lệ giai đoạn khác nhau, tạo nên giấc ngủ ngon hay khó ngủ, hay ngủ không ngon giấc.
Một giấc ngủ bình thường một đêm gồm khoảng 4 đến 5 chu kỳ, mỗi chu kỳ từ 90 đến 120 phút, mỗi chu kỳ gồm các giai đoạn sau:
• Giai đoạn I: giai đoạn vào giấc ngủ, hay ru giấc ngủ, chiếm khoảng 5% thời gian, rất ngắn. Giai đoạn này được xem như giai đoạn chuyển tiếp từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ. Những kích thích ở giai đoạn này sẽ làm thức giấc ngay lập tức, trằn trọc rất khó vào giấc ngủ ở người có tuổi
• Giai đoạn II: giai đoạn ngủ nông, chiếm khoảng 50% thời gian, Ở giai đoạn này tỉnh dậy khó khăn, khi dậy rất mệt mỏi
• Giai đoạn III: Giai đoạn ngủ sâu, chiếm khoảng 5% thời gian
• Giai đoạn IV: Giai đoạn ngủ rất sâu, chiếm khoảng 25% thời gian. Tỉnh dậy lúc này là rất khó. Ở trẻ em giai đoạn III và IV chiếm khoảng 50% nhưng ở người lớn và nhất là người lớn tuổi chỉ chiếm 15% đến 25%, cũng có thể mất và thay vào đó là giai đoạn ngủ nông.
• Giai đoạn V: Chiếm khoảng 20 đến 25% thời gian, còn gọi là giấc ngủ nghịch thường. Sau khoảng 90 phút từ khi xuất hiện giai đoạn I, giai đoạn này người ngủ vẫn còn trong giấc ngủ sâu nhưng nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở, huyết áp đều tăng, ngược lại nhu động dạ dày và ruột thì giảm, trương lực cơ hoàn toàn mất. Sở dĩ có tên là giấc ngủ nghịch thường là do ở giai đoạn này điện não đồ xuất hiện sóng alpha giống như giai đoạn thức nhưng người ngủ thì vẫn ngủ rất sâu. Trong giai đoạn này những giấc mơ xuất hiện. Kế tiếp giai đoạn giấc ngủ nghịch thường người ngủ sẽ thức dậy trong khoảng thời gian rất ngắn một vài phút rồi lại tiếp tục chu kỳ mới cho tới sáng.
Ở những chu kỳ đầu bao giờ cũng ngủ sâu hơn, ở những chu kỳ sau càng về sáng giấc ngủ nghịch thường càng dài hơn, đặc điểm này cũng tiến triển theo lứa tuổi.
Đặc điểm giấc ngủ người lớn tuổi:
Do nhiều yếu tố sinh lý suy giảm, đặc biệt là hormon Melatonin, yếu tố liên quan trực tiếp đến điều hòa giấc ngủ bị sụt giảm, nên giấc ngủ người có tuổi có đặc điểm sau:
+ Kéo dài thời gian giai đoạn I và II: khó ngủ, khó vào giấc ngủ, khó ngủ lại khi bị thức giấc
+ Giảm thời gian giai đoạn III và IV: suy giảm giai đoạn quan trọng của giấc ngủ, ảnh hưởng tới chức năng hồi phục sức khỏe
+ Sự ổn định của giấc ngủ nghịch thường: rất dễ tỉnh giấc
+ Tăng số lần thức giấc trong đêm.
+ Ngủ gà ngủ gật ban ngày.