Khi trẻ ra mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm, mồ hôi sẽ thấm ngược trở vào quần áo và cơ thể bé, bé dễ bị cảm lạnh, viêm phổi. Vậy biện pháp phòng ngừa và chữa trị chứng ra mồ hôi trộm cho trẻ như thế nào, mời các mẹ tham khảo nhé.
Mồ hôi trộm ở trẻ là như thế nào?
Mồ hôi trộm là mồ hôi thường xuất hiện nhiều vào ban đêm, ở các vị trí lòng bàn tay, bàn chân, hõm nách, lưng, gáy, ngay cả khi thời tiết lạnh.
Hiểu qua về sinh lý cơ thể một chút, chúng ta có thể thấy, khi thời tiết nóng nực, cơ thể thải nhiệt bằng cách thoát mồ hôi. Mồ hôi thoát ra nhiều ở trán, hõm nách, lưng và khắp mặt da. Thoát mồ hôi là một cách để cơ thể điều hòa thân nhiệt.
Con của bạn xuất hiện nhiều mồ hôi, bạn lo lắng? Nhưng cần nhận biết được, trẻ ra mồ hôi nhiều là sinh lý bình thường hay dấu hiệu bất thường.
Đặc điểm của mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh
Mồ hôi chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, lưng, gáy, hõm nách, trong khi những vị trí khác như bụng, cánh tay, đùi không hề có.
Như đã nói ở trên, mồ hôi sinh lý xuất hiện khi thời tiết nóng nực, mặc quá nhiều quần áo, nhà cửa chật chội, nóng bức. Nhưng, mồ hôi trộm xuất hiện ngay cả khi thời tiết lanh, mặc quần áo thoáng mát. Và đặc biệt là thường xuất hiện khi trẻ ngủ.
Đi kèm với nó, trẻ còn có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi, ngủ không yên giấc, hay giật mình, hay quấy khóc, biếng ăn, gây gầy sút, chậm phát triển. Có thể thấy vùng tóc dưới gáy rụng, tạo thành vệt người ta gọi đó là dấu hiệu vành khăn.
Làm cách nào để ngăn chặn ra mồ hôi trộm?
Tuyến mồ hôi do hệ thần kinh phó giao cảm chi phối. Vì một số nguyên nhân nào đó, như nóng, căng thẳng, stress… thần kinh phó giao cảm bị kích thích làm tăng tiết mồ hôi. Do vậy, phòng của trẻ phải thông thoáng, sạch sẽ. Luôn tạo cho trẻ môi trường phát triển tốt nhất.
Sau khi ngủ dậy, trẻ ra nhiều mồ hôi. Cha mẹ cần kiểm tra xem, có phải do phòng quá nóng, nhiệt độ môi trường cao, hoặc có thể mùa đông, mẹ sợ bé lạnh, nên quấn quá nhiều tã lót, quần áo.
Ra mồ hôi trộm còn là do trẻ đang thiếu Canxi, có nguy cơ bị còi xương. Có thể do nguồn Canxi đưa vào cơ thể chưa đủ, Canxi bị mất ra ngoài nước tiểu nhiều, hoặc khả năng hấp thu Canxi của trẻ kém. Đa phần, trẻ thiếu Canxi do thiếu vitamin D.
Vitamin D giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa Canxi, giúp cho cơ thể hấp thu Canxi tốt hơn. Nhà cửa ẩm thấp, thiếu ánh sáng mặt trời, tập quán giữ trẻ kín, không cho ra ngoài, quấn nhiều tã lót gây thiếu vitamin D.
1 cách để ngăn chặn mồ hôi trộm là không nên trẻ quá kín, đều đặn cho bé tắm nắng hàng ngày. Thời điểm tốt nhất là từ 7h-9h sáng. Tắm nắng trong vòng 30 phút đến 1 giờ. Thời điểm này, ánh sáng mặt trời có chứa các tia xạ tốt, hấp thu qua da, vitamin D được tổng hợp. Diện tích da tiếp xúc với ánh sáng càng nhiều càng tốt. Đây là nguồn vitamin D dồi dào từ tự nhiên, thực hiện đơn giản, hiệu quả cao mà không tốn chi phí. Đừng e sợ, con bạn sẽ trở nên cứng cáp, khỏe hơn đó.
Có thể bổ sung Vitamin D cho trẻ bằng đường uống
Trẻ thiếu Canxi do bữa ăn không đủ Canxi. Nguồn Canxi chủ yếu của trẻ là từ sữa mẹ. Khi sữa mẹ không đủ lượng Canxi cần thiết cho trẻ, cần cho trẻ uống thêm sữa ngoài.
Cho trẻ ăn dặm, đầy đủ dinh dưỡng, giàu Canxi. Nước xương nấu, cháo hến, cháo trai, cháo sò rất giàu Canxi cung cấp cho trẻ. Điều đáng lưu ý là cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột, vô tình ngăn cản sự hấp thu Canxi của trẻ.
Các mẹ có thể cho trẻ ăn cháo đậu, cháo lá dâu, cháo trai, cháo cá quả, cháo sò hến, cháo lá dâu, cháo gốc hẹ.. Những món ăn này giúp trẻ trẻ hạn chế ra mồ hôi trộm rõrệt
Sau khi chào đời, tuyến mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện. Đến tháng thứ 3-4, trẻ mới bắt đầu xuất hiện mồ hôi. Trẻ nhỏ, hệ thần kinh thực vật cũng chưa hoàn thiện, cũng gây cho trẻ những rối loạn về tiết mồ hôi. Nếu trẻ ra mồ hôi trộm nhưng trẻ vẫn ăn ngủ tốt, phát triển bình thường thì cũng đừng lo lắng. Có thể hệ thần kinh thực vật của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa được ổn định. Trẻ lớn dần, sẽ hết. Các mẹ chú ý thấm mồ hôi cho trẻ liên tục, tránh để mồ hôi thấm lại cơ thể gây nhiễm lạnh.
Bé ra mồ hôi nhiều khi ngủ – đừng xem nhẹ
Ra mồ hôi nhiều khi ngủ không chỉ đơn giản ảnh hưởng tới giấc ngủ sâu của trẻ, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, tác nhân mang đến các bệnh như viêm nhiễm đường hô hấp, ốm đau, gầy yếu…
Hậu quả của ra mồ hôi nhiều khi ngủ
Mồ hôi được tiết ra bởi tuyến mồ hôi, tập trung nhiều dưới da, lưng, trán, nách, háng, lòng bàn tay, bàn chân… được điều hòa bởi hệ thần kinh phó giao cảm, có tác dụng điều hòa thân nhiệt, phối hợp với các cơ quan khác tạo hệ thống cân bằng cho cơ thể.
Khi mồ hôi ra nhiều, đó là dấu hiệu đáng lưu tâm, đặc biệt là ban đêm, trong khi ngủ mà đổ mồ hôi, dân gian còn gọi là mồ hôi trộm.
Chứng ra mồ hôi thường hay xuất hiện do bệnh lý (như thiếu vitamin D giai đoạn sớm, mắc bệnh nhiễm khuẩn, còi xương…) hoặc môi trường ngoại cảnh (như đắp nhiều chăn, phòng ngủ quá bí, ngột ngạt).
Ra mồ hôi nhiều khi ngủ sẽ cản trở giấc ngủ sâu của bé, trẻ thường trằn trọc, hay thức giấc, quấy khóc, gây phiền toái và lo lắng cho bố mẹ.
Ra mồ hôi nhiều khi ngủ kéo dài, gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới thần kinh; mồ hôi trộm sẽ càng nhiều hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.
Ra mồ hôi nhiều khi ngủ dẫn tới trẻ dễ mắc cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp như ho vặt, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…
Ngoài ra, ra mồ hôi nhiều khi ngủ sẽ làm cơ thể trở nên khô, háo, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy kiệt dần, gầy mòn dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn.
Tình trạng ra mồ hôi khi ngủ kéo dài gây mất nước qua đường mồ hôi nhiều, trẻ dễ bị táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, cơ thể nóng, nhiệt,rối loạn tiêu hóa, cơ thể mất trạng thái cân bằng, ảnh hưởng quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Ra mồ hôi nhiều còn làm lỗ chân lông giãn ra, là nơi ứ đọng các chất cặn bã, dễ bị viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy, ngứa…
Biện pháp khắc phục chứng ra mồ hôi trộm
Theo chuyên gia bác sỹ nhi khoa, để phòng ngừa, khắc phục chứng bệnh khó chịu này, môi trường sinh hoạt và cơ thể của bé phải luôn thoáng mát, sạch sẽ.
Cho trẻ ăn đủ chất như bột, đạm, béo và vitamin, khoáng chất, bổ sung nước, nên ăn những thực phẩm có tính mát như các loại rau xanh, hoa quả, hạn chế các thức ăn cay nóng (dễ làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nổi mụn, mẩn ngứa).
Tăng cường Vitamin D tự nhiên bằng cách tắm nắng 20 phút vào mỗi buổi sáng (khoảng 8-10 giờ).